Nguyên tắc lập sơ đồ tư duy: Sức mạnh của hình ảnh

Hôm nay chúng ta sẽ được biết đến nguyên tắc thứ 2 lập sơ đồ tư duy sử dụng sức mạnh của hình ảnh. Sẽ giúp cho khả năng ghi nhớ tăng gấp 100%, nhớ lâu gấp 200%.

Ngày đăng: 24-01-2014

10579 lượt xem

Sức mạnh của hình ảnh

Nguyên tắc thứ 2 lập sơ đồ tư duy là sử dụng hình ảnh.

Bạn thử thực hành qua một ví dụ sau:

Hãy lướt mắt đọc các từ sau đây, chỉ đọc một lần:

-       Con mèo

-       Trứng gà

-       Quả lựu

-       Chanh dây

-       Máy bay

-       Cây cọ

-       Cây thông

-       Cục tẩy

-       Khẩu trang

-       Singum

Bây giờ hãy dùng giấy viết ra xem chúng ta nhớ được bao nhiêu từ.

Sau đó cũng làm tương tự nhìn 10 hình dưới đây xem chúng ta nhớ được bao nhiêu hình.

Sức mạnh của hình ảnh với sơ đồ tư duy

Sức mạnh của hình ảnh với sơ đồ tư duy

Nếu tôi đoán không làm thì 99% các bạn sẽ nhớ hình ảnh nhiều hơn từ đúng không?

Điều đó hoàn toàn bình thường vì tục ngữ còn có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Và trong thời hiện đại ngày nay người ta thí nghiệm cũng cho ra kết quả tương tự như thí nghiệm sau. Các nhà khoa học đã cho một nhóm người xem 100 hình ảnh với thời gian mỗi hình một giây. Khi được kiểm tra về khả năng nhớ lại chính xác sau khi xem hình, có đến 90% trong số họ nhớ lại chính xác 80% số hình ảnh, còn làm kết quả thí nghiệm tương tự với việc chỉ nghe thì họ chỉ nhớ được khoảng 40% số từ.

Bộ não con người nhận thấy rằng việc nhớ hình ảnh dễ dàng hơn nhiều so với nhớ từ ngữ. Điều này giải thích vì sao trong Sơ đồ Tư duy, ý tưởng trọng tâm được thay bằng một hình ảnh. Việc sử dụng hình ảnh tại bất kỳ nơi nào trong Sơ đồ Tư duy cũng là điều quan trọng.

Đây là yếu tố cốt lõi thứ 2 của nguyên tắc lập sơ đồ tư duy

Muốn phát triển, hình ảnh trung tâm của Sơ đồ Tư duy cần phải có nhiều màu sắc và được thiết kế để thu hút tất cả các giác quan của bạn. Bạn không cần phải vẽ nó thật đẹp hoặc vẽ nó như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, nhưng nó cần phải làm cho bạn cảm thấy tích cực và tập trung khi nhìn vào.

Sơ đồ Tư duy không chỉ sử dụng các hình ảnh, mà toàn bộ nó là một hình ảnh - hình ảnh đó thể hiện tầm nhìn hay mục tiêu của bạn.

Khi bạn tạo được một viễn cảnh tích cực như thế, bản thân nó sẽ tạo ra sức sống, năng lượng và sẽ giúp bạn tập trung. Khi tập trung, bạn cũng giống như một tia laser rất hiệu quả: chính xác, hội tụ và có tác động cực mạnh.

Bài tập:

Hãy tưởng tượng và vẽ một hình ảnh khiến bạn cảm thấy thu hút liên tưởng đến mục tiêu bạn đã xác định ở bài tập trước.

Ví dụ: Mục tiêu của tôi là Cách tiết kiệm, tôi sẽ vẽ một hình ảnh liên tưởng đến là một chú heo đất chẳng hạn.

Tiết kiệm

Kết luận: Cùng làm một công việc là ghi nhớ nhưng hãy để não bạn sử dụng phương pháp đơn giản và dễ dàng hơn.

Sơ đồ tư duy

Nguyên tắc 1 lập sơ đồ tư duy xác định mục tiêu

Trần Dũng

bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload
loader
Cảm nang các trò chơi cho trẻ em

Ebook Imind Map 9
Tặng Miễn Phí

mien phi khoa hoc email marketing getrespone

HỌC BẤT CỨ ĐÂU VỚI UNICA

hoc truc tuyen coupon unica

Khóa học về sơ đồ tư duy

Thống kê

Tổng lượt truy cập:

1,196,095

Đang online: 1

Facebook
Tác giả, Kênh Youtube
© Bản quyền thuộc về sodotuduy.com - Powered by IM Group